Hãng Luật La Défense Việt Nam
Tel: (84-24) 8888 1118 | Email: office@ladefense.vn




Nếu tranh chấp dân sự phát sinh giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau thì tranh chấp hành chính phát sinh giữa một bên là cơ quan quyền lực nhà nước, một bên là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích, người khởi kiện rất e ngại khởi kiện tại Tòa án, bởi người bị kiện là cơ quan nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước. Thế nên, khi khởi kiện tại Tòa án cần thiết phải có sự tham gia của Luật sư để bảo vệ quyền lợi, cũng như đảm bảo việc giải quyết ở Tòa đúng theo một trình tự, thủ tục nhất định.

1. Phạm vi giải quyết vụ án hành chính

Thông thường, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức vẫn nghĩ rằng khi bị ảnh hưởng quyền và lợi ích thì bất cứ lúc nào, thời điểm nào cũng được khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết, đảm bảo công lý. Tuy nhiên, thực tế, không phải vậy, khi cá nhân, cơ quan, tổ chức biết hoặc phải biết mình đã bị ảnh hưởng quyền và lợi ích thì cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết trong khoảng thời gian nhất định; nếu thời hạn đó hết thì mất quyền khởi kiện. Cụ thể như sau:
+ Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc: người khởi kiện được khởi kiện trong thời hạn là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyền và lợi ích bị xâm phạm;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: người khởi kiện được khởi kiện trong thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại: người khởi kiện được khởi kiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc không được thông báo giải quyết khiếu nại.

2. Đối tượng khởi kiện:

Hầu hết, đối tượng khởi kiện các vụ án tranh chấp hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Tuy nhiên, không phải các quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được Tòa án chấp nhận và giải quyết. Do đặc thù của từng lĩnh vực, một số quyết định như quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không thuộc thẩm quyền xét xử tố tụng hành chính của TAND. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính thì Tòa án sẽ từ chối và không giải quyết.

3. Phương pháp giải quyết:

Một trong những vấn đề mà cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm là cách giải quyết đối với các vụ án hành chính như thế nào để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Theo quy định của pháp luật, tùy vào từng quyết định hành chính, hành vi hành chính có những cách giải quyết khác nhau.
 Quyết định hành chính: Yêu cầu Tòa án thu hồi hoặc hủy bỏ một phần, toàn bộ quyết định hành chính nếu quyết định hành chính ban hành trái pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Buộc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân đứng kiện.
 Hành vi hành chính: Yêu cầu Tòa án tuyên hành vi hành chính là trái pháp luật. Buộc cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.
Hệ quả pháp lý: Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra;

4. Vai trò của luật sư trong giải quyết vụ án hành chính

Cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm đến Luật sư sẽ giúp cho thân chủ làm những gì? Theo đó, Luật sư với tư cách là người bào chữa, tham gia vào quá trình tố tụng tố tụng, có các vai trò nổi bật như sau:
+ Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án,
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật TTHC 2015;
+ Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
+ Thay mặt thân chủ yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật.
+ Thay mặt thân chủ nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
+ Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Chúng tôi sẽ liên hệ sau ít phút, xin cảm ơn!

XEM THÊM

HÀ NỘI

LK01-15 Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm
Tel: (84-24)-8888-1118
Email: Office@ladefense.vn

 

CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK


 
Bản quyền nội dung của Hãng Luật La Défense Việt Nam ®. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, tái bản, sử dụng thông tin, tư liệu trong Website mà không có sự đồng ý bằng văn bản.