1. Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các tổ chức, cá nhân trong quan hệ về dân sự bao gồm nhân thân và tài sản. Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản ly hôn, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, cơ chế quy định trong hợp đồng, tranh chấp về lao động, tranh chấp dân sự liên quan đến quyền, lợi ích của một cá nhân hay tập thể được quy định.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự
Khi tham gia quan hệ dân sự, việc xảy ra các tranh chấp là điều không ai mong muốn. Khi có tranh chấp dân sự phát sinh, có bốn phương thức để giải quyết tranh chấp dân sự là thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong từng vụ tranh chấp, tùy thuộc vào mức độ nghiệm trong của vụ việc mà lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Trong bất vụ tranh chấp nào, sự tham gia của luật sư trong giải quyết tranh chấp dân sự là rất cần thiết, việc luật sư tham gia vào vụ tranh chấp từ ban đầu sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất.
Các loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
+ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Tranh chấp về thừa kế tài sản.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
+ Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
+ Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
+ Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
+ Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Các loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
+ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Tranh chấp về thừa kế tài sản.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
+ Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
+ Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
+ Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
+ Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối tượng có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đủ tư cách pháp lý để khởi kiện và bị ảnh hưởng trực tiếp trong tranh chấp dân sự có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp vụ án dân sự
Trong tranh chấp dân sự, không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào trong quan hệ tranh chấp cũng có sự am hiểu về pháp luật. Do đó, để quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ tranh chấp được bảo vệ một cách tốt nhất thì cần phải có sự tham gia của luật sư trong vụ việc tranh chấp dân sự. Tùy theo vụ việc, thời điểm luật sư tham gia vào vụ việc sẽ khác nhau, tuy nhiên nên cân nhắc để luật sư vào cuộc sớm để giải quyết vụ việc một cách thuận lợi ngày từ ban đầu. Khi tham gia vào vụ việc tranh chấp dân sự, luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện những công việc sau:
+ Tư vấn cho khách hàng điểm mạnh, điểm yếu của các bên tranh chấp.
+ Tư vấn cho khách hàng phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.
+ Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên tranh chấp còn lại.
+ Tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ tài liệu.
+ Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng.
+ Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động,…
+ Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng.
+ Tư vấn cho khách hàng điểm mạnh, điểm yếu của các bên tranh chấp.
+ Tư vấn cho khách hàng phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp.
+ Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên tranh chấp còn lại.
+ Tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu, kiểm tra, đánh giá chứng cứ tài liệu.
+ Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng.
+ Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động,…
+ Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Chúng tôi sẽ liên hệ sau ít phút, xin cảm ơn!