Việc dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp sẽ giải quyết được hiện tượng người dân bỏ hoang đất, còn doanh nghiệp thì khó tiếp cận…
Sáng 4-10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn tổ chức buổi tọa đàm “Góp ý hoàn thiện các vấn đề về nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Nhiều quy định mới về đất nông nghiệp
Tại hội thảo, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), cho hay vấn đề đất nông nghiệp là một trong những nội dung chiếm dung lượng lớn tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Cụ thể, dự thảo đã bổ sung một số quy định mới về thời hạn sử dụng đất, mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
“Đặc biệt, dự thảo có quy định mới về ngân hàng đất nông nghiệp, quy định về các hình thức tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp…” - bà Mỹ nói.
Cụ thể, dự luật quy định ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp (DN) nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật về DN. Đơn vị này có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ, nhận ký gửi QSDĐ nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
Nêu quan điểm về quy định trên, PGS-TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường ĐH Luật Hà Nội, cho hay quy định về ngân hàng đất nông nghiệp là một mô hình mới, được tham khảo từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan và một số nước khác trong tích tụ, tập trung ruộng đất.
Ông cho biết nhiều năm qua ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…), việc sử dụng đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ nên chi phí “đầu vào” lớn nhưng sản phẩm ở đầu ra lại gặp tình trạng giá thấp, thị trường bấp bênh. Dẫn đến hiện tượng người dân bỏ đất hoang, không sản xuất vì hiệu quả thấp, song họ cũng “không chuyển nhượng, cho thuê” vì có tâm lý giữ đất như là “cuốn sổ bảo hiểm”.
“Trong khi đó, pháp luật về đất đai hiện nay không cho phép các tổ chức kinh tế, DN nước ngoài nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Điều này gây ra mâu thuẫn vì đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đó các DN khó tiếp cận với đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn. Do đó, việc ra đời mô hình ngân hàng đất nông nghiệp là một giải pháp để giải quyết bất cập này trên thực tế” - ông Tuyến nói.
Gỡ nút thắt cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Về phía DN, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed, cho hay việc sửa đổi Luật Đất đai là đòi hỏi bức thiết vì đây là một trong những nút thắt lớn nhất trong phát triển ngành nông nghiệp, sản xuất hàng hóa.
“Chúng tôi mong muốn luật này sớm được Quốc hội thông qua để tạo điều kiện cho tích tụ đất đai. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp thì quy mô là một yếu tố rất quan trọng. Cơ chế tích tụ đất đai sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi QSDĐ giữa các hộ gia đình, cá nhân với DN có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững” - ông Báo nói.
Ông Báo cũng cho hay vấn đề tài sản trên đất nông nghiệp hiện nay cũng là một nút thắt cần được dự luật sớm tháo gỡ vì quy định hiện hành không cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp. Ông phân tích, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong chế biến nông sản thì không thể đưa hoạt động sản xuất, đóng gói thực phẩm vào trong các khu công nghiệp được.
“Ở trong các khu công nghiệp có những thứ chúng ta không thể nhìn được như bụi mịn… Nếu ảnh hưởng tới thực phẩm thì không thể xuất khẩu được, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người sử dụng. Do đó phải xây dựng nhà máy chế biến ở trong khu sản xuất nông nghiệp nguyên liệu, đây là kinh nghiệm mà nhiều nước có sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã làm. Nhưng tài sản đó, đất xây dựng công trình đó thì gọi là đất gì. Đất nông nghiệp hay xây dựng cơ bản” - ông Báo nói và đề nghị công nhận “loại đất” để xây dựng nhà máy này “được thế chấp ngân hàng, được thừa nhận là tài sản hợp pháp”.
Ông Báo cũng đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thiết kế các thủ tục thuận lợi cho việc tích tụ đất đai. Đồng thời cần có chế tài mạnh trong việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp vì hiện nay quy hoạch này thay đổi khá tùy tiện khiến DN khó yên tâm sản xuất…
Sáng 4-10, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn tổ chức buổi tọa đàm “Góp ý hoàn thiện các vấn đề về nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Nhiều quy định mới về đất nông nghiệp
Tại hội thảo, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), cho hay vấn đề đất nông nghiệp là một trong những nội dung chiếm dung lượng lớn tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Cụ thể, dự thảo đã bổ sung một số quy định mới về thời hạn sử dụng đất, mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
“Đặc biệt, dự thảo có quy định mới về ngân hàng đất nông nghiệp, quy định về các hình thức tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp…” - bà Mỹ nói.
Cụ thể, dự luật quy định ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp (DN) nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật về DN. Đơn vị này có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ, nhận ký gửi QSDĐ nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
Nêu quan điểm về quy định trên, PGS-TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường ĐH Luật Hà Nội, cho hay quy định về ngân hàng đất nông nghiệp là một mô hình mới, được tham khảo từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan và một số nước khác trong tích tụ, tập trung ruộng đất.
Ông cho biết nhiều năm qua ở một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…), việc sử dụng đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ nên chi phí “đầu vào” lớn nhưng sản phẩm ở đầu ra lại gặp tình trạng giá thấp, thị trường bấp bênh. Dẫn đến hiện tượng người dân bỏ đất hoang, không sản xuất vì hiệu quả thấp, song họ cũng “không chuyển nhượng, cho thuê” vì có tâm lý giữ đất như là “cuốn sổ bảo hiểm”.
“Trong khi đó, pháp luật về đất đai hiện nay không cho phép các tổ chức kinh tế, DN nước ngoài nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Điều này gây ra mâu thuẫn vì đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả, trong khi đó các DN khó tiếp cận với đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn. Do đó, việc ra đời mô hình ngân hàng đất nông nghiệp là một giải pháp để giải quyết bất cập này trên thực tế” - ông Tuyến nói.
Gỡ nút thắt cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Về phía DN, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed, cho hay việc sửa đổi Luật Đất đai là đòi hỏi bức thiết vì đây là một trong những nút thắt lớn nhất trong phát triển ngành nông nghiệp, sản xuất hàng hóa.
“Chúng tôi mong muốn luật này sớm được Quốc hội thông qua để tạo điều kiện cho tích tụ đất đai. Bởi vì trong sản xuất nông nghiệp thì quy mô là một yếu tố rất quan trọng. Cơ chế tích tụ đất đai sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi QSDĐ giữa các hộ gia đình, cá nhân với DN có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững” - ông Báo nói.
Ông Báo cũng cho hay vấn đề tài sản trên đất nông nghiệp hiện nay cũng là một nút thắt cần được dự luật sớm tháo gỡ vì quy định hiện hành không cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp. Ông phân tích, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong chế biến nông sản thì không thể đưa hoạt động sản xuất, đóng gói thực phẩm vào trong các khu công nghiệp được.
“Ở trong các khu công nghiệp có những thứ chúng ta không thể nhìn được như bụi mịn… Nếu ảnh hưởng tới thực phẩm thì không thể xuất khẩu được, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người sử dụng. Do đó phải xây dựng nhà máy chế biến ở trong khu sản xuất nông nghiệp nguyên liệu, đây là kinh nghiệm mà nhiều nước có sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã làm. Nhưng tài sản đó, đất xây dựng công trình đó thì gọi là đất gì. Đất nông nghiệp hay xây dựng cơ bản” - ông Báo nói và đề nghị công nhận “loại đất” để xây dựng nhà máy này “được thế chấp ngân hàng, được thừa nhận là tài sản hợp pháp”.
Ông Báo cũng đề nghị dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thiết kế các thủ tục thuận lợi cho việc tích tụ đất đai. Đồng thời cần có chế tài mạnh trong việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp vì hiện nay quy hoạch này thay đổi khá tùy tiện khiến DN khó yên tâm sản xuất…
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Chúng tôi sẽ liên hệ sau ít phút, xin cảm ơn!